XÂY DỰNG NHÀ HÀNG ĐẸP TẠI TP HCM

Xây dựng nhà hàng như thế nào tạo được điểm nhấn thu hút khách hàng là điều mà nhiều người đang tìm kiếm. Bằng cách lập một kế hoạch kinh doanh nhà hàng thật chi tiết, bạn hoàn toàn có thể khái quát được tất cả những gì cần chuẩn bị. Cũng như có được cái nhìn khách quan về tiềm năng phát triển thông qua việc nghiên cứu thị trường, đối thủ.

Tiêu chuẩn xây dựng nhà hàng 2023

Để có được không gian nhà hàng đầy đủ tiện nghi đảm bảo đầy đủ công năng thẩm mỹ. Đòi hỏi bạn phải hiểu được những tiêu chuẩn khi thiết kế xây dựng nhà hàng. Bởi vậy Xây dựng Hồng Phát xin chia sẻ một số thông tin sau.

XÂY DỰNG NHÀ HÀNG ĐẸP TẠI TP HCM
XÂY DỰNG NHÀ HÀNG ĐẸP TẠI TP HCM

Tiêu chuẩn về bố trí lối vào

Lối vào nhà hàng sẽ tạo ấn tượng đầu tiên về nhà hàng đối với khách hàng. Hình thức lối vào cung cấp một bản thu nhỏ của không gian mà khách hàng sẽ được phục vụ.

Một nhà hàng được thiết kế xây dựng nhà hàng bình dân lý tưởng khi mà không gian chào đón rộng rãi và gợi lên được sự tò mò của khách hàng đến thưởng thức ẩm thực.

Ví dụ, một nhà hàng ẩm thực Hy Lạp có thể sư dụng đồ nội thất gỗ, sơn màu trắng và xanh hải quân lên các bức tường, thiết bị chiếu sáng bổ sung phong cách Hy Lạp.

Giao diện phòng ăn của nhà hàng

XÂY DỰNG NHÀ HÀNG ĐẸP TẠI TP HCM
XÂY DỰNG NHÀ HÀNG ĐẸP TẠI TP HCM

Khu vực ăn uống là linh hồn của nhà hàng. Khách hàng chi tiêu 98% thời gian trong khu vực này.

  • Khi thiết kế bố trí phòng ăn, mục đích chính của bạn là làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái trong khu vực chỗ ngồi và thưởng thức bữa ăn của họ. Vì vậy, thiết kế cho không gian ăn uống tập trung vào khu vực chỗ ngồi và khả năng chỗ ngồi.
  • Khu vực chỗ ngồi: Cần thiết kế để dù một ghế hay bốn ghế, hoặc hơn thì không gian vẫn phù hợp. Giữa mỗi bàn ăn nên có tiêu chuẩn cách nhau từ 3 – 4 ft để tránh bất kì trường hợp hỗn loạn hay xáo trộn. Cần có không gian rộng rãi cho phép chuyển động tự do và liên tục theo nhu cầu.
  • Khu vực chờ đợi: Thường bị bỏ qua trong thiết kế nhà hàng. Tuy nhiên nó cũng không kém phần quan trọng, khu vực này nên có đủ không gian để khách ngồi chờ khi đợi bàn và món ăn.
  • Khu vực POS hoặc hệ thống thanh toán tự động: POS nên được đặt tại nơi tối đa hóa hiệu quả. Nên có sự giảm thiểu việc chạy qua lại giữa các trạm thanh toán.

Nhà bếp

Bếp được thiết kể chủ yếu dựa vào quan điểm của đầu bếp, kiến trúc sư và chủ nhà hàng. Dù như thế nào, thì căn bếp vẫn phải đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Các khu vực làm việc trong bếp phải được xác định cụ thể: khu vực chuẩn bị, sơ chế, trang trí, đóng gói và khu vực vệ sinh.
  • Cách bố trí phù hợp để nhân viên nhà bếp di chuyển nhanh chóng, hiệu quả. Cung cấp đủ không gian vô cùng quan trọng để tránh các tai nạn khi làm bếp.
  • Thông gió tốt đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và cũng giảm các nguy hiểm trong khu vực làm bếp.
  • Phòng vệ sinh của nhân viên nên để sau tòa nhà, tránh khu vực bếp núc.

Phòng vệ sinh của nhà hàng

Nhà vệ sinh sạch sẽ không thể tách rời trong trải nghiệm ăn uống của khách hàng khi tới nhà hàng của bạn. Phòng vệ sinh có thể để lại ấn tượng lâu dài trong tâm trí của khách hàng.

Những lưu ý trong thiết kế nhà vệ sinh:

  • Nhà vệ sinh có thể dễ dàng tìm kiếm đối với tất cả khách hàng.
  • Khuyến khích có nhà vệ sinh cho người khuyết tật
  • Nhà vệ sinh cần trang bị đầy đủ tiện tích.
  • Nên được lắp ánh sáng phù hợp.
  • Còn những lưu ý về các chi tiết khác như kho, hệ thống điện, hệ thống thoát nước, hệ thống rửa, chúng tôi sẽ giới thiệu thêm đến bạn trong các nội dung bài viết liên quan.

Kế hoạch xây dựng nhà hàng

XÂY DỰNG NHÀ HÀNG ĐẸP TẠI TP HCM
XÂY DỰNG NHÀ HÀNG ĐẸP TẠI TP HCM

Điều đầu tiên bạn cần làm là bắt đầu tổng quan về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của mình.

  • Bạn có thể phân tích dựa trên thế mạnh của bản thân mình, mình có giỏi nấu ăn, mình có ý tưởng sáng tạo nào, mình có thể quản lý nhà hàng với quy mô ra sao.
  • Nếu có thể bạn nên khái quát càng chi tiết càng tốt, bạn nên tự đặt ra những câu hỏi và giải quyết từng vấn đề một: định hướng nhà hàng bạn sẽ hướng đến đối tượng khách hàng nào, thực đơn sẽ bao gồm những món ăn nào, nguồn nguyên liệu, thực phẩm sẽ lấy ở đâu.
  • Bạn cần có những ý tưởng cơ bản về tên, địa điểm và định hướng phong cách nhà hàng của bạn là gì?
  • Việc xác định phong cách kinh doanh sẽ giúp bạn hình dung được nguồn vốn cần đầu tư, nếu có kế hoạch kinh doanh nhà hàng sang trọng thì bạn sẽ cần chuẩn bị nhiều vốn hơn, ngược lại nhà hàng bình dân thì vốn sẽ ít hơn rất nhiều.
  • Đây được xem là bước quan trọng bạn cần làm rõ nếu muốn có kế hoạch kinh doanh hoàn thiện và chi tiết.
  • Xác định đối tượng khách hàng: nhà hàng bạn sẽ phục vụ cho những ai, những người lớn tuổi, nhân viên văn phòng vào giờ ăn trưa, gia đình,….
  • Nghiên cứu đối thủ: đầu tiên bạn cần xác định được đối thủ của mình là ai, tìm hiểu càng nhiều càng tốt bao gồm giá cả, cơ sở khách hàng, thời gian phục vụ. Đồng thời bạn cũng cần có sáng kiến trong đầu để làm sao cạnh tranh với họ.
  • Phương thức tiếp thị: bạn định sử dụng phương pháp gì để quảng bá cho nhà hàng của mình? Bạn sẽ nhắm đến mục tiêu khách hàng như thế nào? Có thể là một buổi trải nghiệm, dùng thử miễn phí cho khách hàng vào các khung giờ nhất định, điều này không chỉ giúp khách hàng biết đến bạn, tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh mà còn là phương thức tiếp cận khách hàng tiềm năng rất tốt. Điều bạn cần làm là lên kế hoạch chi tiết về hình thức quảng cáo bạn sẽ áp dụng: phát tờ rơi, PR trên truyền hình, báo,….

Chi phí xây dựng nhà hàng

Dưới đây là dự toán chi phí mới kinh doanh nhà hàng chi tiết nhất bạn có thể tham khảo qua.

Chi phí đầu tư mặt bằng

XÂY DỰNG NHÀ HÀNG ĐẸP TẠI TP HCM
XÂY DỰNG NHÀ HÀNG ĐẸP TẠI TP HCM

Diện tích tối thiểu để mở một nhà hàng ăn uống là từ 50 – 100m2. Theo đó, khoản tiền bạn cần bỏ ra để thuê mặt bằng mở nhà hàng vào khoảng 30 – 60 triệu đồng. Tính trung bình giá thuê mặt bằng là 10 triệu đồng/tháng (mức giá này có thể tăng hoặc giảm tùy vào vị trí, khu vực thuê).Thông thường chủ thuê đều yêu cầu đặt cọc trước từ 3 – 6 tháng. Như vậy, với giá thuê khoảng 10 triệu, khoản chi phí ban đầu bạn phải bỏ ra đầu tư vào mặt bằng mở nhà hàng phải đến 60 triệu đồng. Sau khi đã tìm được mặt bằng, bạn cần thực hiện công đoạn xin giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi mở nhà hàng.

Chi phí trang trí

Bộ mặt của nhà hàng, quán ăn rất quan trọng. Một vẻ ngoài bắt mắt và lung linh sẽ giúp nhà hàng của bạn thêm hút khách. Vậy mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn để trang trí, sắm sửa vật dụng? Con số tối thiểu phải từ 80 – 100 triệu đồng. Các khoản chi bao gồm:

  • Chi phí sơn phết hoặc vẽ trang trí: từ 10 – 20 triệu đồng.
  • Chi phí mua sắm bàn ghế: dao động vào khoản 30 – 40 triệu đồng với những bộ bàn ghế thông dụng bằng nhựa, inox hay gỗ. Một cửa hàng có diện tích tầm 80m2 thì cần đầu tư khoảng 20 bộ bàn ghế.
  • Chi phí mua vật dụng nhà bếp (bếp gas, nồi niêu xoong chảo, chén dĩa,…): khoảng 35 triệu đồng.
  • Chi phí mua tủ bảo quản thực phẩm: gồm tủ đông và tủ bảo quản rau củ, cần khoảng 20 triệu đồng.

Chi phí mua nguyên liệu

Nguyên liệu chính là khâu tốn kém nhất trong nguồn vốn đầu tư kinh doanh nhà hàng, quán ăn. Vì nguyên liệu để chế biến thường rất dễ hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách hay bảo quản quá lâu. Dù vậy, vốn đầu tư vào việc mua nguyên liệu đôi khi chiếm đến 40% doanh thu của nhà hàng.

CÔNG TY TNHH TV THIẾT KẾ XÂY DỰNG ĐT HỒNG PHÁT
VPĐD: Số 90 Đường N21 KP Tân Thắng Tân Bình TP Dĩ An
 
Hotline: 0982962050
 
 
Website: xaydunghongphat.com
 
 
Email: xaydungdthongphat@gmail.com

Các bài viết khác

CÁC BƯỚC THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ HÀNG QUẬN 3
CÁC BƯỚC THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ HÀNG QUẬN 3

05/04/2023 / 166 lượt xem

Việc thi công nhà hàng không chỉ đơn thuần là bạn cho một đội thi công vào lắp đặt theo bản vẽ hay hồ sơ kỹ thuật,mà để đạt được hiệu quả thi công...

Xem chi tiết

Hotline tư vấn: 0973 234 050
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ Đường
google-site-verification=M-1fmjbrsXqia8hs1IFv59SyQExtmBp_sFja8ounFgg